Data Visualization là gì? Nên học công cụ Data Visualization nào năm 2024?

Tặng 45 phút tư vấn lộ trình ngành Tech cùng chuyên gia

Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)

Cám ơn bạn đã tin tưởng CoderSchool, các tư vấn viên sẽ liên lạc với bạn trong 24 giờ tới nên bạn nhớ chú ý điện thoại nhé.
Không thể gửi thông tin. Xin vui lòng kiểm tra và gửi lại.
coderschool-backgroud

Trực quan hoá dữ liệu (Data Visualization) là gì và tại sao bạn nên tìm hiểu về chúng càng sớm càng tốt? Bởi đây là công cụ giúp trình bày thông tin và phân tích dữ liệu một cách trực quan giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động hàng ngày và đưa ra quyết định. Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về một trong những kỹ năng quan trọng trong thời đại hiện nay, cũng như lời khuyên về công cụ trực quan hoá dữ liệu nên học trong năm 2024.

Data Visualization là gì?

Data Visualization (Trực quan hoá dữ liệu) quá trình biểu diễn thông tin dưới dạng đồ họa để giúp người sử dụng dễ dàng hiểu và phân tích dữ liệu một cách trực quan. Trực quan hóa dữ liệu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố trong dữ liệu thông qua việc sử dụng biểu đồ, đồ thị, bản đồ và các hình ảnh minh họa. Điều này giúp chúng ta nhận ra các mẫu số, xu hướng và thông tin quan trọng từ dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Sự khác biệt giữa báo cáo truyền thống và báo cáo đã trực quan hoá dữ liệu

Trong khi những phương pháp trình bày báo cáo truyền thông không hiệu quả với số lượng dữ liệu khổng lồ, các kỹ thuật trực quan hoá dữ liệu đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng nhìn ra được tổng quan vấn đề, nắm bắt insight về hoạt động trong công ty và insight của khách hàng từ đó có nhiều thời gian hơn để đề ra những chiến lược kịp thời, nhất là trong bối cạnh kinh doanh cạnh tranh và dựa nhiều vào thông tin như hiện nay.

Tầm quan trọng của Data Visualization?

Con người có khả năng nhận biết thông tin hình ảnh nhanh hơn và hiệu quả hơn so với thông tin văn bản. Trong môi trường làm việc ngày nay, trực quan hóa dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quyết định kinh doanh và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

Dưới đây là một số lợi ích của việc trực quan hóa dữ liệu cho công việc của bạn

  • Dễ dàng nhận ra mô hình và xu hướng thông qua các biểu đồ và đồ thị. Dễ dàng phát hiện những thông tin quan trọng mà có thể bị bỏ qua nếu chỉ xem dữ liệu dưới dạng số.
  • Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh và giúp cho việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu một cách chính xác hơn.
  • Giúp phân tích kết quả kinh doanh, dự đoán xu hướng và đưa ra chiến lược phát triển
  • Truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn, đặc biệt khi muốn trình bày thông tin phức tạp một cách dễ hiểu cho người khác.
  • Đưa ra kế hoạch hành động dựa trên dữ liệu nhanh chóng hơn so với công cụ truyền thống như Excel hay Google Sheet, nhất là trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh

Phân loại Data Visualization:

Trực quan hoá dữ liệu có thể được chia làm 2 loại: Báo cáo (Report) và Bảng điều khiển (Dashboard)

  • Báo cáo là một tài liệu trình bày thông tin theo một cấu trúc cụ thể, thường bao gồm dữ liệu, phân tích và nhận định về một chủ đề hoặc lĩnh vực cụ thể. Báo cáo thường được sử dụng để truyền đạt các kết quả, xu hướng hoặc thông tin quan trọng cho các bên liên quan để hỗ trợ quyết định.
  • Bảng điều khiển (Dashboard) là một giao diện trực quan hiển thị thông tin quan trọng và số liệu một cách tổng hợp và dễ hiểu giúp trả lời một câu hỏi nhất định ngay tại một thời điểm cụ thể. Bảng điều khiển thường được sử dụng để theo dõi và quản lý các chỉ số hoặc dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Báo cáo là một tập hợp chi tiết hơn các bảng, biểu đồ và đồ thị, được sử dụng để phân tích chi tiết, đầy đủ hơn nhiều trong khi bảng điều khiển được sử dụng để theo dõi những gì đang diễn ra.  Các phần tạo nên bảng điều khiển và báo cáo là tương tự nhau, nhưng chúng khác nhau ở chỗ bảng điều khiển trả lời nhanh chóng một câu hỏi trong một chế độ xem duy nhất, còn báo cáo có thể cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về toàn bộ thông tin được trình bày trên bảng điều khiển.

Nên học công cụ Data Visualization nào năm 2024?

Theo báo cáo của TrustRadius, PowerBI và Tableau lần lượt là 2 công cụ hàng đầu tính theo phần trăm thị phần trên thị trường hiện nay. Điều này phản ánh đây cũng là 2 công cụ trực quan hoá dữ liệu phổ biến mà nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

So sánh giữa PowerBI và Tableau

Tableau là công cụ business intelligence giúp trực quan hóa dữ liệu, xây dựng báo cáo tương tác với tính linh hoạt cao. Power BI là công cụ phân tích dữ liệu kinh doanh bởi Microsoft, giúp xử lý dữ liệu và đưa ra insight từ dữ liệu. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai công cụ phổ biến này:

  • Nguồn dữ liệu: Tableau có khả năng truy cập vào nhiều nguồn dữ liệu và server, trong khi PowerBI chỉ có thể truy cập vào nguồn dữ liệu và server nhất định
  • Lượng dữ liệu: Tableau sở hữu cơ chế xử lý dữ liệu dựa trên các cột chỉ lưu trữ các giá trị độc nhất, nhờ vậy mà dung lượng dữ liệu nạp vào có thể lên đến hàng tỷ dòng. Còn PowerBI sẽ hạn chế hơn, mỗi workspace trong Power BI có thể xử lý tối đa 10GB dữ liệu. Nếu nhiều hơn, Power BI yêu cầu dữ liệu phải được lấy từ các phần mềm lưu trữ đám mây hoặc truy vấn trực tiếp tại nguồn dữ liệu
  • Hiệu suất: Tableau có thể xử lý khối lượng dữ liệu lớn một cách nhanh chóng. PowerBI sẽ xử lý nhanh hơn và hoạt động tốt hơn khi khối lượng dữ liệu không quá lớn, và có xu hướng chậm hơn khi xử lý dữ liệu khối lượng lớn.
  • Lập báo cáo & bảng điều khiến: Tableau hỗ trợ nhiều biểu đồ phong phú, bảng điều khiển tương tác. PowerBI có khả năng tạo ra báo cáo và bảng điều khiển một cách nhanh chóng thông qua các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên (Q&A)
  • Chi phí: Tableau có phiên bản miễn phí là Tableau Public, bản trả phí có chi phí đắt hơn. PowerBI có phiên bản miễn phí là Power BI Desktop, và bản trả phí có chi phí rẻ hơn

Ngoài hai công cụ phổ biến trên còn rất nhiều công cụ trực quan hoá dữ liệu khác như Google Data Studio, Qlik, … tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, lời khuyên khi bắt đầu học một công cụ trực quan hoá dữ liệu mới đó là bắt đầu bằng việc học một công cụ phổ biến và có xác suất cao được sử dụng nhất. Khi thành thạo một công cụ nhất định, việc chuyển đổi giữa các công cụ cũng không mất nhiều thời gian.

Khoá học Phân tích dữ liệu tại CoderSchool hiện tại đang dạy về hai công cụ trực quan hoá phổ biến này.

>> Tìm hiểu thêm về khoá học TẠI ĐÂY

Kiểm tra độ phù hợp trong ngành Tech

Bạn còn thắc mắc về chương trình học?

Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí

Get a full refund within 7 days if you’re not happy with the course. If you don’t get a job within 6 months of completion, you’ll receive a full refund.

Đăng ký