Biểu đồ tần suất (Histogram) là gì? Khi nào nên sử dụng? Các dạng phân phối

Tặng 45 phút tư vấn lộ trình ngành Tech cùng chuyên gia

Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)

Cám ơn bạn đã tin tưởng CoderSchool, các tư vấn viên sẽ liên lạc với bạn trong 24 giờ tới nên bạn nhớ chú ý điện thoại nhé.
Không thể gửi thông tin. Xin vui lòng kiểm tra và gửi lại.
coderschool-backgroud

Trong thế giới dữ liệu phức tạp ngày nay, Histogram (biểu đồ tần số) đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và phân tích phân phối các giá trị dữ liệu. Đây không chỉ là một biểu đồ cột đơn giản mà còn mang đến những thông tin sâu sắc về hình dạng và xu hướng của tập dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Histogram và cách sử dụng nó trong phân tích dữ liệu.

Khái niệm

Biểu đồ tần suất (Histogram) là một loại biểu đồ thống kê biểu diễn phân phối của dữ liệu thông qua các cột dọc.  Chiều rộng của cột biểu thị khoảng dữ liệu (bin); chiều cao của mỗi cột biểu thị tần suất hoặc số lượng các điểm dữ liệu có giá trị nằm trong bin tương ứng. Biểu đồ tần suất thường được sử dụng nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về xu hướng và cấu trúc cơ bản của dữ liệu.

Ý nghĩa

Biểu đồ tần suất giúp xác định

  • Giá trị thường xuất hiện nhất (mode)
  • Mức độ thường xuất hiện của mỗi giá trị
  • Hình dạng của phân bổ
  • Mối quan hệ giữa dữ liệu và các giới hạn yêu cầu

Khi nào sử dụng Histogram?

  • Khi dữ liệu ở dạng numerical
  • Khi bạn muốn nhìn nhận hình dạng của phân phối dữ liệu, đặc biệt là khi xác định xem kết quả của một quá trình có phân phối gần chuẩn hay không.
  • Khi phân tích một quá trình xem có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không.
  • Khi xem xét về đầu ra từ quá trình của một nhà cung cấp.
  • Khi xác định sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hay không.
  • Khi xác định đầu ra của hai hoặc nhiều quá trình có khác nhau hay không.
  • Khi muốn truyền đạt phân phối dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng cho người khác.

Các dạng phân phối

  • Phân phối chuẩn: Biểu đồ có dữ liệu phân phối đều và đối xứng xung quanh giá trị trung bình tạo thành biểu đồ dạng chuông.

  • Phân phối lệch: Biểu đồ có đỉnh lệch về bên trái hoặc bên phải, thường bởi một giới hạn tự nhiên nào đó ngăn cản kết quả của một bên. Ví dụ biểu đồ về mức thu nhập của các hộ gia đình sẽ lệch trái, bởi chênh lệch về giàu nghèo.

  • Phân phối hai đỉnh: Loại biểu đồ có hai đỉnh cao tương đối, ngăn cách bởi một khu vực thấp hơn giữa chúng. Đây là kết quả của việc trộn lẫn 2 nhóm dữ liệu có phân bổ khác nhau trong cùng 1 tệp dữ liệu. Từ đó cần phải tách riêng 2 nhóm dữ liệu để phân tích. Ví dụ thường gặp là biểu đồ về tần suất khách hàng đến ăn tại một nhà hàng theo khung giờ, khi đó sẽ có hai đỉnh tương ứng với thời điểm giờ ăn trưa và giờ ăn tối.

  • Phân phối đảo nhỏ: Dạng biểu đồ có hình dáng trông giống như một hòn đảo, nằm tách biệt tại bên trái hay bên phải của phân bổ so với các dữ liệu còn lại. Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là những giá trị ngoại lai.

  • Phân phối răng lược: Dạng biểu đồ có hình răng lược, với thanh cao thanh ngắn xen kẽ nhau, là kết quả của việc dữ liệu bị làm tròn

Kết Luận:

Biểu đồ tần suất (Histogram) là một công cụ mạnh mẽ để hiểu sâu hơn về dữ liệu. Việc phân tích hình dạng và xu hướng của Histogram giúp chúng ta điều chỉnh quy trình, đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa kết quả. Đừng ngần ngại áp dụng Histogram trong việc phân tích dữ liệu của bạn để khám phá ra những thông tin ẩn sau con số nhé

Kiểm tra độ phù hợp với ngànhKiểm tra độ phù hợp với ngành

Bạn còn thắc mắc về chương trình học?

Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí

Get a full refund within 7 days if you’re not happy with the course. If you don’t get a job within 6 months of completion, you’ll receive a full refund.

Đăng ký